Hội thảo CCS-M S2 “Thu hồi và cất giữ CO2 (CCS) và Cất giữ CO2 kết hợp tăng khả năng thu hồi dầu (CO2-EOR)”

18/3/2014 tại Hà Nội Hội thảo CCS-M S2 “Thu hồi và cất giữ CO2 (CCS) và Cất giữ CO2 kết hợp tăng khả năng thu hồi dầu (CO2-EOR)”

18/3/2014 tại Hà Nội
Hội thảo CCS-M S2 “Thu hồi và cất giữ CO2 (CCS) và Cất giữ CO2 kết hợp tăng khả năng thu hồi dầu (CO2-EOR)”

Hội thảo CCS-M S2 “Thu hồi và cất giữ CO2 (CCS) và Cất giữ CO2 kết hợp tăng khả năng thu hồi dầu (CO2-EOR)”
18-20 tháng Ba 2014, Hà Nội, Việt Nam

Hội thảo CCS-M S2 lần thứ hai đã được tổ chức bởi Ban Kỹ thuật CCOP với sự hợp tác của Viện CCS toàn cầu Úc, Bộ Ngoại giao Na Uy, Công ty PETRAD và các tổ chức khoa học Việt Nam như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (VIGMR). Mục đích hội thảo nhằm tăng cường nhận thức của các nước thành viên về các phương pháp trong cất giữ địa chất của CO2, khả năng cất giữ, và công nghệ “cất giữ CO2 kết hợp tăng khả năng thu hồi dầu”.
Hội thảo này là hoạt động khoa học tiến hành tại Hà Nội nhân dịp viếng thăm của Thái tử Na Uy và gia đình đến Việt Nam trong tháng Ba năm 2014. Những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cất giữ địa chất CO2 đến từ Hội Khoa học Dầu khí Na Uy và các Công ty Tel-Tek AS (Na Uy), DNV GL, CSIRO và ANLECRD (Úc), Bỉ và Nhật. Ngoài ra, có 67 người tham dự đến từ các nước thành viên CCOP như Trung Quốc, Indonexia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam.
Tại lễ khai mạc có mặt các đại diện của MONRE, PVN, VPI, VIGMR, và Tiến sĩ Oystein Berg- Cố vấn đặc biệt của PETRAD Na Uy. Trong bài phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Đắc Đồng- Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của CCS và công nghệ CO2-EOR ở Việt Nam như một chiến lược giảm thiểu biến đổi khí hậu và là một giải pháp đối với sự phát triển các bể khí CO2. Thông điệp từ bài phát biểu này là các tổ chức như CCOP và PETRAD sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ đến các nước đang phát triển.
Bài trình bày của Tiến sĩ Hồ Hữu Hiếu (VIGMR) cung cấp cái nhìn tổng quan về nghiên cứu CCS ở Việt Nam. Trong thời gian qua, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (GDGMV) hợp tác với BGMR (Pháp) đã tiến hành một nghiên cứu với tiêu đề “Khả năng cất giữ CO2 của Việt Nam ở đâu?” năm 2009, và dự án “Nghiên cứu khả năng sử dụng CO2 nhằm tăng cường thu hồi dầu ngoài khơi Việt Nam, góp phần giảm thiểu thay đổi khí hậu toàn cầu” của Viện Dầu khí Việt Nam hợp tác với Nhật cũng được thực hiện trong thời gian này. Cho đến gần đây (tháng 6/2013), Đề tài KHCN cấp Nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất giải pháp công nghệ cất giữ CO2 trong các hệ tầng, cấu trúc địa chất ở miền Bắc Việt Nam” đã được tiến  hành trong khuôn khổ Chương trình “KH&CN phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu” và giao cho Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản thực hiện. Những kết quả ban đầu từ đề tài này đã sơ bộ đánh giá tiềm năng cất giữ CO2 ở Miền Bắc Việt Nam và nhận dạng 2 trũng trầm tích triển vọng cho CCS (trũng Sông Hồng và trũng An Châu).
Chương trình của hội thảo chủ yếu tập trung vào quá trình cất giữ CO2 phức tạp, đặc điểm và phân loại để ước đoán tài nguyên cất giữ. Các bài trình bày đều được dẫn chứng từ các trường hợp nghiên cứu ở Na Uy như Sleipner, In Salah and Snohvit Fields, và ở Canada và Hoa Kỳ như Weyburn and Midale. Những nội dung chủ yếu từ hội thảo này như sau:
  1. Tất cả các khu vực cất giữ địa chất CO2 trên thế giới là khá đặc thù, tuy nhiên hệ thống phương pháp thực hiện là sẵn có cho đánh giá tiềm năng cất giữ địa chất CO2. Ngoài ra, còn cần xem xét đến tài nguyên bồn trũng trong việc phân bậc các khu vực cất giữ triển vọng.
  2. Các yếu tố dưới sâu quan trọng bao gồm khả năng tiêm nhập, khả năng chứa và thể tích chứa. Trong việc đánh giá ban đầu ở tỷ lệ khu vực, ước đoán khả năng cất giữ tĩnh là cần thiết, tuy nhiên cần phải sử dụng các hệ số hiệu dụng để điều chỉnh.
  3. Đối với khả năng cất giữ hoạt động, một vấn đề quan trọng là phải hiểu được mức độ liên thông giữa các thành tạo cát khác nhau trong bể chứa. Trong một trũng có hoạt động khai thác dầu và khí, nguy cơ chính cho sự rò rỉ là tính nguyên vẹn của các lỗ khoan thăm dò và khai thác.
  4. CO2-EOR là một công nghệ trưởng thành và đã được thực hiện trong gần 40 năm qua. Công nghệ này đã được chứng minh là an toàn cho việc bơm và cất giữ CO2 qui mô lớn.
  5. Như được minh chứng từ Dự án CO2-EOR tại Weyburn– Midale, sản lượng dầu cộng thêm có thể tạo ra giá trị thương mại cho việc bơm và cất giữ CO2. Một trong những rào cản cho công nghệ CO2-EOR là sự thiếu CO2 độ tinh khiết cao.
  6. Có nhiều điều cần học hỏi trong việc xây dựng atlas cất giữ địa chất CO2. Các nhiệm vụ cần làm là: 1) Lập một nhóm các nhà địa chất, kỹ thuật bể chứa và chuyên gia bản đồ (GIS); 2) Lập một kế hoạch công việc tốt với một thời hạn xác định và thống nhất, nhưng cho phép sáng tạo trong một số trường hợp; 3) Xây dựng một mạng lưới làm việc với các trường đại học, cơ sở khai thác khoáng sản/dầu, các cơ sở nghiên cứu và cơ quan liên quan khác (trong nước và quốc tế) và cố gắng thu thập nhiều số liệu và bản đồ (nếu có thể) tại giai đoạn đầu của dự án.
Với mục tiêu tiến về phía trước và dựa trên những phản hồi từ những người tham dự, khóa đào tạo tiếp theo (T4) sẽ được tổ chức tại Malaixia vào tháng 5/2014. Khóa đào tạo này bao gồm những nội dung thảo luận và thực hành nhằm hiểu biết sâu hơn về đặc trưng bể chứa và ước đoán khả năng cất giữ CO2. Xuyên suốt khóa học sẽ có nhiều buổi thực hành và đánh giá về các thông số cất giữ, với việc sử dụng các số liệu thực tế từ các trường hợp nghiên cứu cụ thể trên thế giới và được hướng dẫn bởi các chuyên gia khác nhau đến từ mạng lưới của CCOP.
Trước khi hội thảo CCS-M S2 diễn ra, các điều phối viên quốc gia của các nước thành viên CCOP cùng với các điều phối viên Chương trình CCS-M và PETRAD đã có một cuộc họp (NC1) được chủ trì bởi PVN tại trụ sở chính ở Hà Nội. Cuộc gặp này nhằm cập nhật cho các điều phối viên những thông tin về kế hoạch của Chương trình CCS-M năm 2014, các vùng nghiên cứu thí điểm và đòi hỏi kỹ thuật-công nghệ đặc thù của các nước chủ trì nghiên cứu.
Một chuyến tham quan thực địa đã được tổ chức bởi VIGMR tới khu vực karst Trang An- Ninh Binh, nơi này được xem như một “Vịnh Hạ Long trên cạn”.
Để biết thêm về các bài trình bày tại hội thảo, cũng như các bức ảnh về hoạt động của hội thảo, xin tham khảo tới trang web của CCS-M: http://www.ccop.or.th/ccsm/details/CCS-M-S2--Seminar-on-Carbon-Capture-Storage-and-EOR
(Dịch từ trang web của Ban Điều phối Các chương trình Khoa học Địa chất khu vực Đông và Đông Nam Á (CCOP), website: www.ccop.or.th)

Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá chất lượng thông tin trang web đối với bạn thế nào?


Liên kết

THỐNG KÊ TRUY CẬP