Nghiên cứu địa chất, khoáng sản đã hoàn thành và nộp lưu trũ từ năm 2000 đến nay vàNhững đề án, đề tài đang thực hiện

6/2015 nghiên cứu địa chất, khoáng sản đã hoàn thành và nộp lưu trũ từ năm 2000 đến nay và Những đề án, đề tài đang thực hiện

Hiện nay Viện khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam đang triển khai các đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước và cấp bộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Những đề án nghiên cứu địa chất, khoáng sản đã hoàn thành và nộp lưu trũ từ năm 2000 đến nay
1- TSKH. Nguyễn Tiến Bào, KS. Vũ Xuân Bách.2004. Đánh giá tiềm năng và giá trị sử dụng một số khoáng chất công nghiệp (diatomit, bentonit, zeolit, caolin) ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phục vụ công-nông nghiệp và xử lý môi trường.
2- TS. Nguyễn Trung Chí. 2004. Thạch luận và sinh khoáng các thành tạo magma kiềm miền Bắc Việt Nam.
3- KS. Cao Duy Giang. 2005. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng địa nhiệt vùng Tây Bắc Bắc Bộ và triển vọng sử dụng chúng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
4- TS. Đặng Trần Huyên. 2005. Địa tầng các trầm tích Permi thượng - Trias hạ (P3-T1), điều kiện thành tạo và khoáng sản có liên quan ở khu vực Bắc Bộ.
5- TS. Nguyễn Xuân Khiển. 2005. Trầm tích luận và tướng đá cổ địa lý các thành tạo trầm tích mầu đỏ tuổi J-K và khoáng sản liên quan ở miền Bắc Việt Nam.
6- TSKH. Phạm Khoản. 2004. Nghiên cứu khoanh định các cấu trúc ẩn sâu có tiềm năng quặng mỏ ở đới khâu Sông Mã trên cơ sở áp dụng tổ hợp các phương pháp hợp lý.
7- TSKT.Trần Tân Văn.2006. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất, kiến tạo và các yếu tố liên quan đến tai biến địa chất, môi trường dọc một số đoạn đường Hồ Chí Minh.
8- TS. Phạm Khả Tuỳ. 2005. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường karst trên một số vùng trọng điểm ở Miền Bắc Việt Nam.
9- TS. Phạm Văn Thanh. 2006. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nhiễm mặn, nhiễm bẩn và khả năng cung cấp nước sinh hoạt ở dải ven biển miền Trung từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Quảng Ngãi.
10- TS. Trần Ngọc Thái. 2005. Nghiên cứu triển vọng và khả năng sử dụng vermiculit trên một số diện tích thuộc đới Sông Hồng và đới Phan Si Pan.
11- TS. Đỗ Quốc Bình. 2005. Nghiên cứu xác lập triển vọng quặng chì - kẽm, vàng và các khoáng sản khác đi kèm vùng Phia Dạ - Nà Cang, các tỉnh Cao Bằng và Bắc Cạn.
12- TS. Nguyễn Quang Nương.2006. Nghiên cứu sinh khoáng và dự báo triển vọng khoáng sản vùng Sông Ba.
13- TSKH. Dương Đức Kiêm. 2006. Nghiên cứu sinh khoáng và dự báo triển vọng khoáng sản đới cấu trúc - kiến tạo Pô Cô.
14- KS. Phạm Bình. 2006.Triển khai áp dụng kỹ thuật xác định tuổi hoá học U/Th-Pb trên đơn khoáng vật bằng thiết bị vi phân tích điện tử dò.
15- TS. Nguyễn Văn Học. 2007. Thành lập Atlas kiến trúc - cấu tạo đá biến chất Việt Nam.
16. TS. Vũ Thanh Tâm. 2007. Nghiên cứu, điều tra tai biến địa chất tại một số khu vực trọng điểm thuộc vùng Đông bắc Bắc bộ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
17. TS. Đặng Trần Huyên . 2007. Địa tầng các trầm tích Phanerozoi ở Đông Bắc bộ .
18. KS. Mai Thế Toản . 2007. Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác mỏ lộ thiên.
19. TS. Mai Trọng Tú. 2007. Nghiên cứu tính chuyên hóa địa hóa và tiềm năng khoáng sản liên quan với các thành tạo núi lửa và xâm nhập vùng trũng Tú Lệ.
20. TS. Nguyễn Linh Ngọc . 2008. Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác lập luận cứ xây dựng quy hoạch phát triển khoa học công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
21. Th. S. Nguyễn Thanh Tùng. 2008. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện của đề tài : Đặc điểm thành phần vật chất của các thành hệ quặng vermiculit ở đới Fanxipang.
22. TS. Tăng Đình Nam. 2008. Nghiên cứu, xác lập các đặc trưng dị thường phân cực kích thích dòng xoay chiều trên các đới và thân quặng sulfur đa kim phục vụ công tác điều tra, đánh giá khoáng sản sulfur đa kim ở Việt Nam.
Các đề tài địa chất, khoáng sản hiện nay đang thực hiện
Trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất cơ bản có các đề tài như: Địa tầng các trầm tích Phanerozoi ở Đông Bắc Bộ, Vi hóa thạch trong Paleozoi ở Việt Nam, Hệ Cambri ở Việt Nam, Hoàn thiện thang magma Việt Nam theo quan điểm Kiến tạo toàn cầu, Thành lập Atlas kiến trúc-cấu tạo đá trầm tích Việt Nam, quặng Việt Nam, Nghiên cứu sinh khoáng và dự báo triển vọng khoáng sản vùng Sông Ba, đới cấu trúc kiến tạo Pô Cô, Nghiên cứu tính chuyên hoá địa hoá và tiềm năng khoáng sản liên quan với các thành tạo núi lửa vùng trũng Tú Lệ,...
- Trong lĩnh vực địa chất ứng dụng, địa chất môi trường có các đề tài như: Nghiên cứu điều tra tai biến địa chất vùng Đông Bắc phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Nghiên cứu về môi trường của đất, nước và ảnh hưởng của nó đối với chăn nuôi trồng trọt và sức khoẻ cộng đồng trong khu vực Hà Nội,  Nghiên cứu giải pháp KHCN dự báo ảnh hưởng của chất độc Dioxin đối với môi trường đất vùng Đà Mã(Đồng Nai) phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Ứng dụng thử nghiệm cỏ Vetiver giảm nhẹ hậu quả của Dioxin và các chất hóa học độc hại khác, Điều tra đánh giá thành phần các nguyên tố vi lượng độc hại trong môi trường nước vùng Bắc Kạn, Cao Bằng và Hà Giang, Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nhiễm mặn, nhiễm bẩn nước dưới đất và khả năng cung cấp nước sinh hoạt dải ven biển miền Trung từ Bình Định đến Bà Rịa-Vũng Tàu,...
- Trong lĩnh vực công nghệ, khai khoáng và vật liệu mới có các đề tài như: Nghiên cứu thành phần vật chất và triển vọng nguyên liệu cao Mg để sản xuất vật liệu chịu lửa ở Tây Nguyên, Nghiên cứu tính khả tuyển của Vermiculit vùng Vinh Tiền, Khả Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ, Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm datamine trong tính toán trữ lượng khoáng sản rắn,...
- Trong lĩnh vực xây dựng quy hoạch và chính sách phát triển KHCN, quy trình quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế-kỹ thuật ngành có các đề án: Nghiên cứu và xác lập các đặc trưng dị thường phân cực kích thích dòng xoay chiều trên các đới quặng sulphur đa kim phục vụ công tác điều tra, đánh giá khoáng sản sulphur đa kim ở Việt Nam, Xây dựng, hiệu chỉnh định mức và đơn giá dự toán các công trình địa chất, Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác lập luận cứ xây dựng quy hoạch phát triển khoa học công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn từ 2005 đến 2010 và định hướng đến 2020,...
Trong bối cảnh hiện nay, để thích ứng được với tình hình phát triển khoa học công nghệ trên thé giới, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công cuộc hội nhập và phát triển kinh tế của nước ta và nhất là để tồn tại và phát triển trong quá trình cải cách cơ cấu quản lý nhà nước đối với khối khoa học công nghệ, Viện NC Địa chất và Khoáng sản đang định hướng tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu sau:
1. Đánh giá định lượng tài nguyên khoáng sản(trên mặt và dưới sâu), khả năng đảm bảo dự trữ tài nguyên khoáng sản cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chú trọng nghiên cứu phát hiện, chế biến và sử dụng các nguồn nguyên liệu khoáng (magnesit, talc, silimanit, vermiculit, bentonit, diatomit, sét hấp phụ, zeolit…), vật liệu xây dựng và các khoáng sản đặc biệt quý hiếm như kim cương, platin, REE, xạ hiếm v.v..
2. Nghiên cứu cấu trúc địa chất, thành phần vật chất của các thành tạo địa chất để làm rõ lịch sử phát triển địa chất, kiến tạo, quy luật sinh khoáng phục vụ cho việc phát triển khoa học địa chất và xác lập các nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò khoáng sản.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực mới đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái và phát triển kinh tế như địa kỹ thuật, địa nhiệt, địa chất karst, địa chất tai biến, v.v..
4. Nghiên cứu địa chất môi trường bao gồm: Nghiên cứu hiện trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất và nước, đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước phục vụ cho đời sống và phát triển kinh tế- xã hội. Kết hợp công tác địa hoá tìm kiếm với việc đánh giá ô nhiễm môi trường, địa hoá thổ nhưỡng phục vụ trực tiếp cho phát triển bền vững kinh tế xã hội. Nghiên cứu các tai biến địa chất gây ra bởi sự vận động của vỏ trái đất, khí quyển và hoạt động của con người (sạt lở, biến đổi bờ sông, bờ biển, lũ lụt, sa mạc hoá, động đất, sóng thần v.v..). Dự báo tác động đến môi trường sinh thái và đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác hại, khắc phục, cải tạo môi trường.

Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá chất lượng thông tin trang web đối với bạn thế nào?


Liên kết

THỐNG KÊ TRUY CẬP